Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Những quy định về đá phạt gián tiếp trong vòng cấm

Trong bóng đá một trong số những tình huống có thể chuyển thành bàn thắng nhất đó là đá phạt gián tiếp trong vòng cấm. Vậy đá phạt gián tiếp trong vòng cấm là gì? Bài viết xin được chia sẻ một số thông tin về quy định này trong bóng đá.

Đá phạt gián tiếp trong vòng cấm là gì?

Đá phạt gián tiếp trong vòng cấm là một hình thức đá phạt trong bóng đá. Sau khi quả đá phạt gián tiếp được thực hiện, nhất định phải thông qua việc chạm bóng của một cầu thủ khác thì bàn thắng (nếu có) mới được công nhận.
Đá phạt gián tiếp trong vòng cấm được áp dụng khi thủ môn bắt bóng do đồng đội chuyền về trong phạm vi vòng cấm và đối phương sẽ được đá phạt tại điểm mà thủ môn đó bắt bóng.
Đá phạt gián tiếp trong vòng cấm


Đá phạt gián gián tiếp trong vòng cấm quy định trong Luật bóng đá 

Ký hiệu

Trọng tài đều xác nhận quả đá phạt gián tiếp trong vòng cấm bằng cách giơ thẳng cánh tay lên cao và giữ nguyên tư thế đó cho đến khi quả phạt đã thực hiện, bóng đã chạm cầu thủ khác hoặc ra ngoài các đường giới hạn sân.

Bóng vào cầu môn

  • Bàn thắng chỉ được công nhận nếu trước khi vào cầu môn, đã chạm một cẩu thủ khác.
  • Nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đối phương, đội đối phương được hưởng quả đá phạt bóng.
  • Nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đội nhà, đội đối phương được hưởng quả phạt góc.

Với thủ môn có 5 lỗi vi phạm sau đây bị đá phạt gián tiếp trong vòng cấm:

  • Di chuyển quá 4 bước khi giữ bóng bằng tay, đập bóng xuống đất (nhồi bóng), rồi tung bóng lên và bắt lại bóng mà không đưa bóng vào cuộc.
  • Sau khi ôm bóng di chuyển đủ 4 bước, thả bóng lăn vào cuộc lại nhận bóng lại bằng tay.
  • Dùng tay chạm bóng do đồng đội đá về bằng chân.
  • Bắt bóng trực tiếp từ quả ném biên của đồng đội.
  • Theo nhận định của trọng tài, thủ môn có hành động kéo dài thời gian (câu giờ).
Pha đá phạt gián tiếp trong vòng cấm vô cùng đẹp mắt

Ngay cả trên các sân cỏ tự nhiên hay cỏ nhân tạo bóng đá, trọng tài đều sẽ thổi phạt đền khi cầu thủ của đội phòng ngự phạm lỗi với cầu thủ của đội tấn công hoặc để bóng chạm tay trong vòng cấm. Cần lưu ý vị trí này là vị trí lỗi xảy ra chứ không phải vị trí quả bóng dừng lại.
Tình huống xảy ra đá phạt gián tiếp trong vòng cấm cũng có thể xảy ra trong hai tình huống đặc biệt khác: hoặc lỗi được thực hiện ngoài vòng cấm nhưng trọng tài nhận định sai lầm, hoặc trong vòng cấm nhưng cầu thủ tấn công đánh lừa được trọng tài là có lỗi xảy ra trong khi sự thật lại không có. Mặc dù đó không phải là tinh thần hay nguyên tắc của bóng đá nhưng quyết định của trọng tài đưa ra đã theo luật bóng đá và kết quả sẽ không thể bị thay đổi về sau. Nhiều cầu thủ lợi dụng điều này đã cố gắng tìm đủ mọi cách đánh lừa người cầm còi và vì vậy gây ra nhiều tranh cãi trong trận đấu.

Vị trí đá phạt

– Quả phạt trong khu phạt đền:
+ Quả đá phạt gián tiếp trong vòng cấm của đội phòng ngự được hưởng:
  • Tất cả cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15.
  • Cầu thủ đối phương phải đứng ngoài khu phạt đền cho đến khi bóng được đá vào cuộc.
  • Bóng được đá vào cuộc khi đã trực tiếp ra ngoài khu phạt đền.
  • Nếu vị trí phạt đền ở trong khu cầu môn, bóng có thể đặt ở bất cứ điểm nào trong khu cầu môn.
+ Quả đá phạt gián tiếp trong vòng cấm của đội tấn công được hưởng:
– Quả phạt ngoài khu phạt đền.
  • Tất cả cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15 cho đến khi bóng được đá vào cuộc, trừ trường hợp họ đã đứng trên đường cầu môn giữa 2 cột dọc.
  • Bóng vào cuộc ngay sau khi được đá và di chuyển.
  • Quả phạt được thực hiện tại nơi xảy ra phạm lỗi.
Xem thêm một số bài viết liên quan:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét